1. Vai trò và chức năng của gan trong cơ thể
Gan đảm đương khoảng 500 nhiệm vụ sinh hoá khác nhau để duy trì tình trạng khoẻ mạnh cho cơ thể. Đây là cơ quan có nhiều nhiệm vụ nhất, phải làm việc nhiều nhất trong cơ thể.
Cầu tạo của gan
Ở người trưởng thành, gan có trọng lượng khoảng 3,17 – 3,66 pound (tương đương 1,44 – 1,66 kg), kích thước cỡ quả bóng đá, là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể, chỉ sau da. Gan nằm bên phải ổ bụng, đằng sau xương sườn, nằm trên dạ dày và dưới cơ hoành.
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể nhưng thực hiện nhiều chức năng nhất
Gan có màu nâu đỏ, có kết cấu đàn hồi như cao su. Gan có hình tam giác, cấu tạo gồm 2 thuỳ chính: thuỳ phải lớn hơn và thuỳ trái nhỏ hơn. Hai thuỳ được ngăn cách bởi dây chằng liềm (falciform ligament). Bao bọc xung quanh gan là một lớp mô sợi chứa nhiều dây thần kinh gọi là Glisson’s capsule, và một lớp phúc mạc. Lớp bao phủ này giúp cố định gan tại chỗ và bảo vệ gan khỏi các thương tổn vật lý.
Có tới 13% lượng máu của cơ thể nằm ở gan. Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể tiếp nhận máu từ hai nguồn khác nhau: tĩnh mạch cửa lấy máu giàu dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá và động mạch lấy máu giàu ôxy từ tim. Các mạch máu phân chia thành các mao mạch nhỏ mang máu tới các tiểu thuỳ. Tiểu thuỳ là đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng của gan, bao gồm hàng triệu tế bào gọi là tế bào gan.
Chức năng của gan
Rất khó để đưa ra một con số chính xác gan có bao nhiêu chức năng bởi các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và khám phá. Theo ghi nhận của các kết quả nghiên cứu, gan thực hiện khoảng 500 chức năng khác nhau trong cơ thể.
Gan được cấu tạo bởi 60% là tế bào gan, phần còn lại là tế bào nội mô, tế bào hình sao. Giữa các dãy tế bào gan là các mao mạch kiểu xoang gọi là xoang gan. Trong xoang gan có các TẾ BÀO KUPFFER – là loại tế bào tham gia vào cơ chế sinh bệnh của hầu hết các bệnh lý về gan.
Rất khó để đưa ra một con số chính xác gan có bao nhiêu chức năng bởi các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và khám phá. Theo ghi nhận của các kết quả nghiên cứu, gan thực hiện khoảng 500 chức năng khác nhau trong cơ thể. Dưới đây là một số chức năng quan trọng nhất của gan.
Chức năng chuyển hoá
Thức ăn nạp vào cơ thể sẽ được tiêu hoá bởi dạ dày và ruột, được hấp thụ vào máu và đi đến gan. Các chất hấp thụ từ thức ăn sẽ được chuyển hoá thành các chất cần thiết cho cơ thể tại gan. Hay nói đơn giản, các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ được chuyển hoá thành các chất tham gia vào cấu trúc tế bào và thành năng lượng cho cơ thể hoạt động. Quá trình chuyển hoá có sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau nhưng gan giữ vai trò trung tâm.
Gan là trung tâm chuyển hoá quan trọng của cơ thể.
Các hoạt động chuyển hoá quan trọng của gan gồm:
- Chuyển hoá glucid (Chất bột đường): glucid là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu của cơ thể, glucid còn tham gia vào cấu tạo của rất nhiều thành phần, tham gia vào các hoạt động chức năng của cơ thể. Tại gan, một phần glucid được chuyển hoá thành glycogen là dạng dự trữ đường trong cơ thể.
- Chuyển hoá lipid (chất béo): Lipid là nguồn năng lượng dự trữ lớn nhất của cơ thể. Gan sản sinh ra mật có nhiệm vụ tiêu hoá và hấp thu chất béo. Tại đây, chất béo sẽ được chuyển hoá thành lipoprotein để cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.
- Chuyển hoá protid (chất đạm): Protid là yếu tố chính cấu tạo nên sự sống của các tế bào trong cơ thể. Protid được cấu tạo bởi các axit amin. Chuyển hoá protid ở gan bao gồm 2 quá trình: chuyển hoá axit amin và tổng hợp protein.
Chống độc và thải độc
Gan và thận là hai cơ quan chính trong cơ thể thực hiện chức năng lọc độc tố ra ngoài cơ thể. Trong khi thận chủ yếu lọc các độc tố dễ tan trong nước thì gan có nhiệm vụ lọc các độc tố tan trong mỡ. Chất dinh dưỡng lấy từ hệ tiêu hoá theo máu vào gan có thể chứa các chất độc hại. Lúc này gan sẽ chuyển hoá các chất độc thành một chất ít độc hại hơn gọi là ure (một chất dễ tan trong nước) rồi đẩy ngược lại máu. Máu chuyển ure đến thận để thận lọc và đẩy ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Ngoài ra, chức năng giải độc của gan còn thực hiện bằng cách cố định và đào thải ra ngoài các kim loại nặng. Các kim loại nặng có hại cho cơ thể như đồng, chì đi vào cơ thể đến gan sẽ bị giữ lại và bị thải ra ngoài ra đường mật.
Gan đóng vai trò như một màng lọc loại bỏ các chất độc hại ra ngoài cơ thể.
Dự trữ máu và các chất cần thiết
Gan được ví như “nhà kho” dự trữ máu và các chất quan trọng của cơ thể, cung cấp cho cơ thể sử dụng khi cần thiết.
Dự trữ máu: nhờ kết cấu đàn hồi như cao su, gan có thể phình to để chứa máu dự trữ, đồng thời có thể co lại để giải phóng màu cung cấp cho hệ tuần hoàn.
Dự trữ vitamin: Gan có khả năng dự trữ rất nhiều vitamin để cơ thể sử dụng dần, nhất là vitamin A và vitamin B12. Vitamin A dự trữ ở gan đủ dùng cho 1-2 năm, giúp mắt có thể nhìn rõ vào ban đêm. Vitamin B12 rất quan trọng đối với tế bào máu và tế bào thần kinh. Lượng vitamin B12 dự trữ trong gan có thể đủ để cơ thể sử dụng trong vòng 3-5 năm.
Dự trữ sắt: Sắt có vai trò rất quan trọng trong tạo hồng cầu. Một lượng sắt đáng kể được lưu trữ tại gan dưới dạng ferritin. Khi cơ thể thiếu sắt, gan sẽ đưa sắt dự trữ đến tủy xương để tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.
Dự trữ glucid: gan dự trữ glucid dưới dạng glycogen. Nhờ chức năng dự trữ glycogen, gan có thể giúp điều hoà lượng đường trong máu. Khi đường huyết tăng, gan sẽ đẩy mạnh quá trình tổng hợp glycogen để lấy đường ra khỏi máu và lưu trữ dưới dạng glycogen. Khi đường huyết tụt, gan sẽ phá vỡ glycogen và đẩy đường vào máu giúp ổn định đường huyết.
Gan đảm nhiệm nhiều chức năng khác nhau để giữ cho cơ thể khoẻ mạnh.
Ngoài 3 chức năng chính ở trên, gan còn thực hiện các chức năng nổi bật khác như:
Tạo mật: Mật hay còn gọi là dịch mật là một chất lỏng màu vàng hơi xanh do các tế bào gan sản xuất ra. Mật được sản xuất liên tục và được dự trữ ở các túi mật. Dịch mật có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là tiêu hoá chất béo. Mật giúp ruột non phân huỷ và hấp thụ chất béo, cholesterol và một số vitamin. Mật phá vỡ chất béo và giúp chất béo dễ tiêu hoá hơn.
Chức năng miễn dịch: gan là một phần của hệ thống tế bào thực bào. Tế bào thực bào là những tế bào bảo vệ cơ thể bằng cách ăn những vi khuẩn có hại và tế bào có hại. Gan có nhiều tế bào thực bào tên là Kupffer giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, tăng cường khả năng miễn dịch.
Tổng hợp protein: gan tổng hợp nhiều loại protein cần thiết cho cơ thể như prothrombin, fibrinogen, albumin. Albumin là protein phổ biến nhất trong huyết thanh, giúp vận chuyển axit béo và hormone steroid để duy trì áp lực máu ổn định. Prothrombin và fibrinogen là các yếu tố đông máu, giúp hình thành các cục máu đông, cầm máu khi bị thương.
2. Dấu hiệu nhận biết chức năng gan suy giảm
Các bệnh về gan thường khó phát hiện sớm ở giai đoạn đầu bởi không gây ra các cơn đau bất thường do tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương khiến chức năng của nó suy yếu, cơ thể chúng ta sẽ phát ra các tín hiệu cảnh báo.
Gan là cơ quan phải “lao động” nhiều nhất trong cơ thể, thực hiện khoảng 500 nhiệm vụ sinh hoá khác nhau để duy trì tình trạng khỏe mạnh cho cơ thể. Gan là trung tâm chuyển hoá quan trọng của cơ thể, làm nhiệm vụ chuyển hoá các chất dinh dưỡng từ thức ăn thành năng lượng và các chất cần thiết cho cơ thể hoạt động. Gan đóng vai trò như màng lọc độc tố, loại bỏ các chất độc hại ra ngoài cơ thể; thực hiện chức năng tổng hợp nhiều loại protein quan trọng, tiết ra dịch mật để tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn.
Phải đảm đương nhiều nhiệm vụ, hoạt động liên tục khiến gan dễ bị suy yếu. Tuy nhiên, các vấn đề về gan thường khó phát hiện vì tế bào gan không có dây thần kinh cảm giác, không gây ra các đơn đau bất thường. Suy giảm chức năng gan chỉ có thể nhận diện qua các tín hiệu cảnh báo của cơ thể.
Dưới đây là những biểu hiện của cơ thể cho thấy gan đang có vấn đề khiến cơ quan nội tạng này không làm tốt chức năng của nó. Khi phát hiện những dấu hiệu này, bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh về gan.
Tửu lượng kém đi
Nếu trước đây bạn uống nửa chai vodka mới cảm thấy say, nhưng giờ chỉ vài chén đã thấy chếnh choáng, cảm giác tửu lượng đã kém đi nhiều thì khả năng lớn là gan bạn đang có vấn đề. Tửu lượng giảm chính là biểu hiện của suy yếu chức năng chống độc và đào thải độc tố của gan.
Rượu bia chứa cồn (ethanol) là một chất độc hại đối với cơ thể. Một lượng nhỏ chất độc này sẽ được đào thải ra ngoài qua tuyến mồ hôi, nước tiểu, hơi thở, còn 90% sẽ được chuyển hoá tại gan. Đầu tiên, các enzyme alcohol dehydrogenase (ADH) chuyển hoá ethanol thành acetaldehyde, đây là một chất có hại cho hầu hết các cơ quan trong cơ thể. Sau đó, gan tiết ra chất chống oxy hoá glutathione kết hợp với enzyme acetaldehyde dehydrogenase (ALDH) để chuyển acetaldehyde thành acetate, một chất ít độc hơn. Các tế bào trong cơ thể có khả năng phân huỷ acetate thành năng lượng và CO2. Khi nạp ethanol vào cơ thể với lượng lớn, gan không kịp sản sinh glutathione thì acetaldehyde sẽ bị ứ đọng, gây hại cho các cơ quan trong cơ thể và gây ra hiện tượng say rượu.
Mặt sạm đen bất thường
Một trong những chức năng quan trọng của gan là dự trữ các chất cần thiết cho cơ thể, trong đó có sắt. Gan hấp thu sắt và tích trữ một lượng đáng kể tại đây dưới dạng ferritin. Sắt có vai trò rất quan trọng trong tạo hồng cầu. Khi cơ thể thiếu sắt, gan sẽ từ từ đưa sắt dự trữ đến tủy xương để tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.
Khi gan bị tổn thương, chức năng giữ sắt của gan bị suy giảm, lượng sắt đang tích trữ trong gan sẽ bị rò rỉ đi vào máu khiến lượng sắt trong máu tăng cao, khiến màu có màu thâm đen bất thường và biểu hiện dễ nhận thấy nhất là da mặt chuyển sang màu đen.
Nổi mụn nhọt, ngứa ngáy
Đây là một trong những biểu hiện cho thấy chức năng thải độc, thanh lọc cơ thể của gan đang có vấn đề. Các chất độc đi vào cơ thể thường bị chặn lại ở gan để chuyển hoá thành các chất ít độc hại hơn để tống ra ngoài qua nước tiểu. Khi gan không làm tốt nhiệm vụ của mình, các chất độc sẽ không được loại bỏ hết, xâm nhập vào cơ thể và gây mụn nhọt, ngứa ngáy.
Nóng gan gây rối loạn chức năng thải độc khiến trẻ em dễ bị mụn nhọt, mẩn ngứa
Rối loạn tiêu hoá
Dịch mật do các tế bào gan tiết ra có vai trò rất quan trọng trong quá trình tiêu hoá thức ăn, đặc biệt là tiêu hoá chất béo. Mật giúp ruột non phân huỷ và hấp thụ chất béo, cholesterol và một số vitamin. Mật phá vỡ chất béo và giúp chất béo dễ tiêu hoá hơn.
Khi chức năng tiết dịch mật của gan suy giảm, quá trình tiêu hoá thức ăn sẽ bị rối loạn. Các biểu hiện dễ nhận thấy là đi ngoài phân lỏng, đi đại tiện nhiều lần, chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, hơi thở có mùi.
Thay đổi màu da, màu mắt
Chức năng gan suy giảm là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thay đổi sắc tố da, đặc biệt là màu da, màu mắt và móng chân móng tay. Khi gan gan bị tổn thương, vỡ hay đường mật bị viêm sẽ khiến lượng sắc tố mật trong máu tăng cao. Mật có màu vàng xanh nên máu chứa nhiều sắc tố mật cũng sẽ chuyển màu, dẫn đến tình trạng đổi sắc tố màu da, màu mắt.
Vàng da, vàng mắt là biểu hiện của các vấn đề về gan
Vết thương lâu lành, dễ nhiễm trùng
Gan đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Khi chức năng gan suy yếu, quá trình trao đổi chất rối loạn, tế bào mới sản sinh chậm hơn sẽ khiến các vết thương lâu lành. Ngoài ra, việc không làm tốt chức năng phòng độc và chống độc cũng khiến vết thương dễ nhiễm trùng.
Mệt mỏi, cơ thể suy nhược
Đảm đương 500 nhiệm vụ sinh hoá khác nhau trong cơ thể nên gan đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn cơ thể khoẻ mạnh. Khi chức năng gan suy yếu, các phản ứng sinh hoá diễn ra không bình thường, khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng. Ngoài ra, khi gan suy yếu, khả năng chuyển hoá các chất dinh dưỡng thành năng lượng của gan cũng giảm sút, dẫn đến hiện tượng suy nhược cơ thể.
3. Các bệnh nguy hiểm và bệnh thường gặp về gan
Viêm gan B, xơ gan, suy gan, ung thư gan là những bệnh nguy hiểm về gan. Gan nhiễm mỡ và nóng gan không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe và dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm về gan.
Viêm gan B
Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm về gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, viêm gan B có thể gây nhiễm trùng gan và đe dọa đến tính mạng. Bệnh viêm gan B phát triển qua hai giai đoạn:
- Viêm gan B cấp tính: là bệnh mà virus HBV chỉ tồn tại trong cơ thể một thời gian ngắn (dưới 6 tháng). Bệnh có thể chữa trị dứt điểm bằng thuốc. Những người khoẻ mạnh có thể tự khỏi và tự tạo miễn dịch với bệnh.
- Viêm gan B mạn tính: do nhiễm virus HBV tồn tại trong cơ thể lâu ngày, dưới tác động của các yếu tố xấu ảnh hưởng đến gan như môi trường, thức ăn bẩn, rượu bia khiến viêm gan B cấp tính tiến triển thành mạn tính. Viêm gan B mãn tính có thể phát triển thành xơ gan, ung thư gan, có thể tử vong.
Viêm gan có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy gan, ung thư gan
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm thông qua đường máu giống cơ chế lây truyền của bệnh HIV. Viêm gan B có thể lây từ người bệnh sang người lành qua con đường truyền máu, dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ tình dục và lây từ mẹ sang con.
Việt Nam được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào danh sách các quốc gia có tỷ lệ mắc viêm gan B cao nhất thế giới. Ước tính có khoảng 8,6 triệu người Việt Nam nhiễm virus viêm gan B.
Ngoài viêm gan B thì còn 4 loại bệnh viêm gan do virus tấn công khác, bao gồm:
- Viêm gan A: do virus viêm gan A (hepatitis A virus) gây ra. Bệnh viêm gan A lây qua đường tiêu hoá, virus viêm gan A từ phân người bệnh nhiễm vào thực phẩm lây sang người lành.
- Viêm gan C: do virus viêm gan C (HCV) gây ra. Viêm gan C cũng lây qua đường máu, từ mẹ sang con và qua đường tình dục như viêm gan B. Đây là một bệnh truyền nhiễm có mức độ tử vong cao nhưng diễn biến âm thầm và khó phát hiện.
- Viêm gan D: do virus viêm gan D (HDV) gây ra. Bệnh viêm gan D thường xuất hiện theo kiểu đồng nhiễm, có nghĩa là xuất hiện đồng thời với viêm gan B. Cơ chế lây truyền giống viêm gan C và B.
- Viêm gan E: do virus viêm gan E (HEV) gây ra. Virus HEV chủ yếu lây truyền qua đường nước uống. Viêm gan E không phải là bệnh nguy hiểm bởi bệnh có thể tự khỏi và không để lại biến chứng.
Xơ gan
Xơ gan là một bệnh gan mạn tính do virus viêm gan gây ra hoặc do gan nhiễm mỡ, do tác động lâu ngày của các chất kích thích, rượu bia. Xơ gan xảy ra khi các tế bào gan bị tổn thương trong một thời gian dài, dẫn đến các tế bào bị tổn thương bị thay thế bằng các mô sẹo. Các mô sẹo ngăn cản dòng máu lưu thông qua gan, khiến các chức năng gan suy giảm nghiêm trọng.
Xơ gan là tình trạng gan bị xơ hoá làm suy giảm nghiêm trọng các chức năng gan
Có 4 giai đoạn xơ gan từ nhẹ đến nặng:
- Giai đoạn 1: các tế bào gan đã bắt đầu bị viêm khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng. Hiện tượng xơ hoá chưa nhiều nên nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách gan vẫn có thể trở lại trạng thái bình thường
- Giai đoạn 2: các mô xơ hoá bắt đầu xuất hiện nhiều hơn.
- Giai đoạn 3: gan bị xơ hoá rất nhiều và không thể trở lại trạng thái bình thường được nữa. Các triệu chứng của xơ gan xuất hiện khá rõ nét như ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi, da vàng nhợt nhạt, viêm da, ngứa ngáy, đường huyết tăng giảm thất thường.
- Giai đoạn 4: gan bị xơ hoá hoàn toàn kèm theo các biến chứng như xuất huyết tiêu hoá, tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Khi bước vào giai đoạn 4, tỷ lệ sống sót của người bệnh rất thấp. Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị xơ gan giai đoạn 4.
Ung thư gan
Ung thư gan là bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh về gan bởi diễn biến thầm lặng, khó phát hiện ở giai đoạn sớm nhưng lại có tỷ lệ tử vong rất cao. Ung thư gan có thể xuất phát từ viêm gan B, viêm gan C, xơ gan do nhiễm độc hoá chất hoặc sử dụng rượu bia trong một thời gian dài.
Ở giai đoạn đầu, người bị ung thư gan gần như không có bất kỳ biểu hiện lâm sàng nào. Khi các khối u gan đã lớn, cơ thể mới bắt đầu phát ra các tín hiệu như chán ăn, mệt mỏi, chướng bụng, sụt cân. Khi xuất hiện các vấn đề như đau dữ dội ở dưới sườn phải, sốt, vàng da, chướng bụng, cơ thể suy nhược thì ung thư gan đã ở giai đoạn khó cứu chữa.
Rượu bia là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ung thư gan
Suy gan
Suy gan là hiện tượng gan bị tổn thương khiến các chức năng gan bị suy giảm. Nguyên nhân gây suy gan có thể là do viêm gan (người bị viêm gan B, C có nguy cơ bị suy gan rất cao), do thường xuyên uống rượu bia, ăn thực phẩm bẩn chứa nhiều chất độc hại.
Có hai dạng suy gan: suy gan cấp tính và suy gan mạn tính. Suy gan cấp tính thường xảy ra đột ngột do sử dụng chất kích thích quá liều hoặc do ngộ độc. Suy gan mạn tính thường bắt nguồn từ các bệnh về gan như viêm gan và xơ gan. Suy gan ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết bởi các biểu hiện của nó không rõ ràng, có thể bị nhầm với các bệnh khác như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, giảm cân. Suy gan ở giai đoạn nặng hơn, cơ thể sẽ có những biểu hiện như vàng da, bầm da hoặc chảy máu, chân bị phù nề, chướng bụng.
Những người thường xuyên sử dụng rượu bia có tỷ lệ bị gan nhiễm mỡ rất cao
Gan nhiễm mỡ
Chuyển hoá lipid (chất béo) là một trong những chức năng quan trọng của gan. Gan hấp thụ và lưu trữ chất béo dư thừa, bình thường chất béo sẽ chiếm từ 2-4% trọng lượng của gan. Gan nhiễm mỡ là tình trạng chất béo tích tụ tại gan quá nhiều, lúc này chất béo chiếm từ 5-10% trọng lượng gan.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gan nhiễm mỡ là do sử dụng quá nhiều rượu bia và ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ. Trong đó, gan nhiễm mỡ do rượu là tình trạng phổ biến nhất. Những người thường xuyên uống rượu khiến quá trình chuyển hoá lipid của gan bị gián đoạn, khiến lượng mỡ dư thừa tích tụ tại gan.
Gan nhiễm mỡ không phải là bệnh nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và khắc phục kịp thời. Nếu để tình trạng diễn ra lâu ngày, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan và viêm gan.
Nóng gan hay còn gọi là nóng trong người khiến cơ thể nổi mụn nhọt, mẩn ngứa. Hiện tượng ngày rất dễ gặp ở trẻ nhỏ
Nóng gan
Nóng gan là tình trạng gan bị nhiễm độc do chức năng gan suy giảm, không thể lọc và đào thải các chất cặn bã, độc hại, dẫn đến các chất này tích tụ và làm nóng gan. Nóng gan là hiện tượng dễ gặp ở trẻ nhỏ với những biểu hiện như mụn nhọt, mẩn ngứa, nổi mề đay.
Nóng gan có thể xuất phát từ chế độ ăn uống không hợp lý, ăn nhiều đồ chiên rán, đồ cay nóng, thiếu chất xơ và vitamin. Thức khuya, ngủ muộn, sử dụng chất kích thích, chất rượu bia, chất cồn, hút thuốc lá cũng dễ gây nóng gan.
Ngứa, nổi mụn nhọt, mề đay do nóng gan thường xuất hiện đột ngột, lúc đầu là ngứa nhẹ như kiến bò khắp cơ thể, sau đó nổi mẩn và xuất hiện các nốt đỏ trên da. Để khắc phục tình trạng nóng gan, cách hiệu quả nhất là giải độc cho gan bằng cách sử dụng thực phẩm chức năng, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và loại bỏ các tác nhân gây nóng gan.