Các dấu hiệu liên quan đến sinh lý
Giảm ham muốn tình dục: testosterone là hormone sinh dục kích thích nhu cầu sinh lý của nam. Khi testosterone giảm, ham muốn tình dục của nam giới cũng suy giảm. Nam giới mất cảm xúc với bạn tình, không muốn đụng chạm hoặc không nghĩ tới “chuyện ấy”.
Suy giảm testosterone khiến nam giới thờ ơ với tình dục
Dương vật khó cương cứng: testosterone cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì trạng thái cương cứng cho dương vật. Khi testosterone giảm, dương vật sẽ khó đạt được mức cương cứng cần thiết để xâm nhập vào “cô bé” hoặc không thể duy trì mức cương cứng đủ lâu để quan hệ. Tuy nhiên, testosterone chỉ là một trong những yếu tố đóng góp vào sự cương cứng, tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới còn bắt nguồn từ nhiều vấn đề sức khoẻ khác.
Ít tinh dịch: testosterone ít cũng đồng nghĩa với lượng tinh dịch xuất ra khi quan hệ giảm bởi nội tiết tố nam này tham gia vào quá trình sản sinh tinh dịch và giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng hơn.
Tinh hoàn nhỏ và mềm: Testosterone của nam giới sinh ra chủ yếu ở tinh hoàn. Hormone giới tính này đóng góp vào sự phát triển bình thường của cơ quan sinh dục nam như: dương vật, tinh hoàn, bìu, tuyến tiền liệt, túi tinh. Khi testosterone suy giảm, tinh hoàn thường nhỏ và mềm hơn bình thường.
Các dấu hiệu về thể chất
Béo bụng, vú nở bất thường: Testosterone có tác dụng làm ức chế leptin (hormone sản sinh tế bào mỡ), giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể nam giới. Khi testosterone suy giảm, leptin sẽ hoành hành sản sinh ra tế bào mỡ khiến mỡ thừa tích tụ trong cơ thể nam giới. Biểu hiện của tăng lượng mỡ thừa dễ nhận biết nhất là béo bụng, mô vú nở nang.
Rụng lông, tóc: testosterone thúc đẩy sự hình thành và phát triển của tóc trên đầu, lông ở nách, xung quanh bộ phận sinh dục cánh tay, chân và ngực. Mất cân bằng nội tiết tố nam testosterone khiến khả năng bảo vệ tế bào tóc suy giảm. Đây là lý do dẫn đến chứng rụng lông và tóc ở nam giới khi testosterone giảm. Tình trạng giảm testosterone kéo dài có thể dẫn đến chứng hói đầu ở nam giới.
Nhão cơ: testosterone góp phần thúc đẩy quá trình tổng hợp protein ở các tế bào cơ, giúp tạo hệ cơ săn chắc. Khi testosterone giảm, cơ bắp thiếu săn chắc, cảm giác ngực, bắp chân và bắp tay nhỏ đi.
Testosterone thấp có liên quan mật thiết đến các vấn đề tâm lý của nam giới như lo lắng, trầm cảm
Rối loạn giấc ngủ: mất cân bằng testosterone cũng dẫn đến những vấn đề về giấc ngủ như khó ngủ, thời gian ngủ dài hơn, ngủ gà ngủ gật, ngủ không sâu giấc.
Mệt mỏi: Testosterone được coi là “nhựa sống” của nam giới bởi hormone này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với mọi chức năng của cơ thể nam, từ hệ thống sinh sản, hoạt động tình dục tới sự phát triển khối cơ và mật độ xương. Khi testosterone giảm, nam giới thường cảm thấy cơ thể mệt mỏi bất thường, dù đã ngủ đủ giấc cơ thể vẫn cảm thấy thiếu năng lượng, gây khó khăn khi vận động và tập luyện thể lực.
Dấu hiệu về tâm lý
Ngoài các dấu hiệu về sinh lý và thể chất kể trên, suy giảm testosterone còn dẫn đến những thay đổi tiêu cực về cảm xúc và tâm lý phái mạnh. Testosterone thấp khiến nam giới gặp trục trặc về tình dục, cơ thể thiếu năng lượng, dẫn đến tâm lý bất ổn, dễ cáu gắt hoặc mất tập trung. Tình trạng giảm testosterone kéo dài có thể khiến nam giới đối mặt với nguy cơ trầm cảm.
Vì sao testosterone giảm?
Testosterone của nam giới giảm tự nhiên cùng quá trình lão hoá. Ngoài 40 tuổi, cùng với sự già đi của cơ thể, lượng testosterone được sản sinh ngày một ít dần.
Ngoài quá trình giảm tự nhiên, testosterone còn suy giảm do tác động của các vấn đề bên trong cơ thể. Nam giới bị mắc các bệnh ảnh hưởng đến tinh hoàn, hormone ở tuyến yên bất thường cũng khiến nồng độ testosterone thấp.
Suy giảm testosterone còn bắt nguồn từ lối sống không lành mạnh và chế độ ăn uống thiếu khoa học. Các nguyên nhân này bao gồm:
- Căng thẳng kéo dài
- Thường xuyên thức khuya
- Ngồi một tư thế trong nhiều giờ, không vận động
- Thường xuyên hút thuốc lá
- Uống rượu bia và các chất kích thích
- Ăn thức ăn nhanh, đồ ăn chứa chất bảo quản, sử dụng nhiều mỡ động vật, chế độ ăn mất cân bằng về dinh dưỡng.
- Thường xuyên thủ dâm, quan hệ tình dục bừa bãi.
Thiếu hụt testosterone không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống tình dục mà còn cả sức khỏe tổng thể của nam giới
Làm sao để cân bằng testosterone?
Rối loạn testosterone ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ thể chất cũng như tâm sinh lý quý ông. Để cân bằng testosterone, nam giới cần thực hiện chế độ ăn uống khoa học, duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng và sự dẻo dai cho cơ thể.
Nghiên cứu cho thấy những người tập thể dục thường xuyên thường có mức testosterone cao hơn. Các bài tập tăng sức mạnh của cơ và sức chịu đựng của cơ thể (như nâng tạ) là những bài tập tốt nhất để tăng testosterone.
Chế độ ăn uống khoa học để đảm bảo lượng testosterone sản sinh đều đặn cần bổ sung đủ lượng protein, chất béo, carbohydrates, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Kẽm, vitamin B và vitamin D là những nhóm chất cực kỳ quan trọng với nam giới. Nghiên cứu chỉ ra rằng, bổ sung đủ kẽm và vitamin D có thể tăng chất lượng tinh trùng lên 74%.
Ngoài ra, những giấc ngủ ngon cũng rất quan trọng trong việc thúc đẩy sản sinh ra testosterone. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thiếu ngủ (chỉ ngủ khoảng 5 giờ mỗi đêm) có thể làm giảm 15% nồng độ testosterone. Ngược lại, cứ mỗi giờ ngủ thêm, nồng độ testosterone tăng khoảng 15%. Chính vì vậy những giấc ngủ sâu và dài sẽ khiến lượng testosterone trong cơ thể nam dồi dào hơn.
Khi phát hiện các dấu hiệu suy giảm testosterone hoặc có mức testosterone thấp, nam giới cần hành động ngay để cải thiện tình hình, càng để lâu sẽ càng khó chữa. Theo các chuyên gia nam học, cách an toàn nhất để cải thiện tình hình là dùng thuốc kích thích tinh hoàn tự sản xuất hormone testosterone. Nếu tình trạng bệnh nặng, cần đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám nam khoa để được khám và điều trị kịp thời.